Mâm lễ vật là chi tiết không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Việt, được nhà trai chuẩn bị để đưa sang nhà gái vào ngày nạp tài đây là sự thể hiện đầy đủ của nhà trai khi sang hỏi cưới nhà gái. Số mâm quả ở miền nam thường là số chẵn 4 hoặc 6, còn ở miền Bắc mâm quả thường đi theo số lẻ là 5 hoặc 7. Mỗi mâm lễ vật chứa đựng những ý nghĩa riêng.

Mâm trầu cau

Kết quả hình ảnh cho lễ vật ăn hỏi

Xem thêm: To Chuc Hoi Nghi

Theo phong tục của người Việt thì ” miếng trầu là đầu câu chuyện” và sự tích “trầu cau” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt do vậy khi có công việc đám cưới hay lễ tết gì thường phải có trầu cau. Trầu cau trở thành biểu tương của hôn nhan gia đình và tình yêu bền chặt. Màu xanh của lá trầu hòa quyện cùng với múi cau và một chút vôi trắng tạo thành màu đỏ tươi. Là một minh chứng cho sự hoàn hảo và và một tình yêu bền chặt.

Mâm xôi – gà

Kết quả hình ảnh cho lễ vật ăn hỏi

Xem thêm: tu van nha hang tiec cuoi

Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới. Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới. Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.

Mâm hoa quả

Kết quả hình ảnh cho lễ vật ăn hỏi

Xem thêm: danh sach nha hang tiec cuoi o tphcm

Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.

Mâm trà – rượu

Kết quả hình ảnh cho lễ vật trà rượu ăn hỏi

Xem thêm: gia dat ban tiec cuoi

Trà và rượu là hai lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi của người Việt.Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Ngoài ra, trong lễ ăn hỏi, tùy vào điều kiện của từng gia đình và phong tục từng địa phương mà ngoài những mâm lễ vật ăn hỏi trên đây sẽ có những loại lễ vật khác như trang sức, quần áo, lợn quay, bánh kẹo,… với hàm ý thể hiến sự chu đáo, đầy đủ của nhà trai cũng như mong muốn về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, đủ đầy, viên mãn cho đôi uyên ương.