“Trăm năm chọn lấy một ngày” là câu nói quen thuộc khi lựa chọn ngày cưới cho các đôi uyên ương bởi lễ cưới là thời điểm hết sức trọng đại của đời người nên cần được tổ chức vào ngày lành tháng tốt để hôn nhân luôn hạnh phúc, suôn sẻ. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt tồn tại rất nhiều kinh nghiệm chọn ngày giờ tổ chức lễ cưới, trong đó có cả một số kiêng kị rất ít người làm trái để tránh cảnh hôn nhân “đứt gánh giữa đường”.

Không cưới vào “ngày cùng tháng tận”

Kết quả hình ảnh cho xem ngày cướiXem thêm: To Chuc Hoi Nghi

Ngày cùng tháng tận là những ngày mùng 1, ngày rằm, ngày cuối tháng và tháng cuối năm tính theo âm lịch. Có rất nhiều quan điểm lý giải cho tục lệ này:

Thứ nhất, ngày mùng 1 và Rằm theo Nho giáo không chỉ kiêng kị tình dục mà còn phải kiêng kị cả sát sinh. Ngày cưới mọi người tề tựu, chúc phúc cho cô dâu, chú rể, sát sinh cỗ bàn linh đình sẽ phải giết hại nhiều sinh linh. Chưa kể ngày này còn cúng tế mời gia tiên về dự, có những “năng lượng lạ” kích hoạt tính “Tham – Sân – Si” gây ra nhiều rắc rối, không nên làm.

Kết quả hình ảnh cho xem ngày cưới

Xem thêm: gia dat ban tiec cuoi

Thứ hai, không chọn cưới vào ngày mùng 1 và Rằm, vì đó là ngày lễ của Phật, kiêng “quan hệ” vào ngày đó vì có thể đem đến những vận hạn không may. Trong sách “Tố nữ kinh” có viết: Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1, ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch. Phạm vào những cấm kỵ này khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì “không giương lên được”, trong mình lúc đó bị giục hỏa thiêu trung – nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, giảm tuổi thọ.

Kết quả hình ảnh cho xem ngày cưới

Xem thêm: các trung tâm tiệc cưới tại tphcm

Thứ ba, vào những ngày trăng tròn (tức ngày Rằm), áp lực máu bên trong cơ thể và bên ngoài huyết quản có sự chênh lệch (bên trong huyết áp thấp, bên ngoài áp lực không khí cao) dễ làm nảy sinh những tai biến trong hệ thống tim mạch, nguy hiểm đến tính mạng, có khi gây ra tử vong bất ngờ (y học gọi là đột quỵ). Vì thế người xưa đã than rằng: “Nguyệt viên nhân khuyết” (Trăng tròn người khuyết – khi trăng tròn thì con người rất dễ mất mạng), số các vụ tự sát, rối loạn tâm thần, các hành vi phạm tội, ăn cắp, trấn lột thường xảy ra vào ban đêm, vào các ngày trăng tròn (ngày rằm). Vì vậy người ta kiêng cưới hỏi vào dịp này.

Không cưới vào năm Kim lâu tính theo tuổi cô dâu

Kết quả hình ảnh cho xem ngày cưới

Xem thêm: đặt nhà hàng tiệc cưới

Kiêng kỵ cưới vào năm cô dâu ở tuổi kim lâu – tuổi có số đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi… Nếu muốn cưới vào những năm Kim Lâu thì phải đợi qua ngày Đông Chí, là ngày rơi vào dịp cuối năm.

Không cưới vào tháng 7 âm lịch

Tháng 7 Âm lịch gắn liền với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly, cũng là tháng xá tội vong nhân cộng với thời tiết mưa bão nên nhiều gia đình cũng tránh chọn tổ chức lễ cưới vào thời gian này.

Ngoài việc chọn được ngày đẹp đón dâu, còn phải chọn giờ Hoàng đạo để chú rể xuất phát. Tới nhà cô dâu cũng phải giờ Hoàng đạo mới được vào đón dâu. Đón xong về đến nhà chú rể lại phải chờ giờ Hoàng đạo mới được vào nhà.

Tuy vậy, hạnh phúc gia đình yên ấm, suôn sẻ cả đời không phụ thuộc vào ngày đẹp mà phụ thuộc vào cách sống của các cặp vợ chồng. Vì vậy, dù có kiêng kỵ khi chọn ngày cưới có tốt đến mấy nhưng khi sống với nhau mà không cảm thông, chia sẻ với nhau thì đời sống hôn nhân khó yên lành. Nếu như vợ chồng mà hòa thuận thì xấu cũng chuyển thành tốt.