Bên cạnh các nhà hàng tiệc cưới mà các cô dâu chú rể hay chọn để ghi lại ngày đặc biệt của mình, thì Chùa cũng là sự lựa chọn của không ít các bạn trẻ. Với việc tổ chức lễ cưới tại chùa theo nghi thức Phật giáo được tiến hành với nhiều nghi lễ khác nhau, có một chút tâm linh, ấm cúng nhưng cũng rất nhộn nhịp và cũng vẫn rất hoành tráng.

Nếu bạn đang muốn lễ cưới của mình tổ chức tại chùa thì hãy cùng tham khảo và tìm hiểu những nghi thức cưới hỏi tại chùa sau đây nhé.

dam-cuoi-tai-chua
Tổ chức lễ cưới tại Chùa

Nghi lễ cưới hỏi được tổ chức tại chùa còn có tên gọi là nghi lễ Hằng Thuận. Trong đó “Hằng” là thường xuyên, luôn luôn, còn “thuận” là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, ý nghĩa của lễ Hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm. Với quan niệm rằng lễ cưới tổ chức tại chùa sẽ mang lại cho cô dâu hạnh phúc và may mắn về sau, hướng tới cuộc sống hôn nhân lành mạnh và vững đẹp.

Vì được tổ chức tại chùa nên lễ cưới được tổ chức trong không khí trang nghiêm và ấm cúng. Nghi lễ Hằng Thuận được tổ chức tại chùa hoặc thiền viện của chùa. Mục đích của lễ này là để cô dâu chú rể ý thức được vai trò và tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng tới cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc.

nghi-thuc-cuoi-tai-chua
Nghi thức cưới tại Chùa

Quá trình tổ chức lễ cưới Hằng Thuận(tại chùa). Nghi thức cưới hỏi tại chùa đều phù hợp với nghi thức cưới hỏi 3 miền của người Việt

Trước khi tổ chức, cô dâu chú rể và hai bên gia đình phải đến chùa xin phép và hỏi ý kiến của sư thầy trụ trì, chỉ sau khi nhận được sự đồng ý của thầy thì hai nhà mới bắt đầu chuẩn bị các công việc cho buổi lễ.

Khoảng 3 ngày trước khi diễn ra đám cưới, hai bạn nên đến chùa xin thầy giảng kinh, giảng đạo để hiểu hai chữ Gia Đình đúng nghĩa.

le-cuoi-tai-chua
Nghi lễ tổ chức tại chính diện Chùa

Nếu lễ Hằng Thuận tổ chức tại chùa thì các nghi lễ sẽ được thực hiện ở chính điện của chùa. Chủ hôn là một vị hòa thượng hay chư tăng. Các vị hòa thượng sẽ đứng sau một chiếc bàn dài được kê ở chính điện, gia đình cô dâu chú rể cùng họ hàng và bạn bè đứng ở hai bên, nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải theo đúng quy cách “nam tả, nữ hữu”. Trước khi chính thức bắt đầu làm lễ, vị sư thầy chủ hôn sẽ hỏi cô dâu chủ rể quy y chưa, nếu chưa thì hai vợ chồng phải làm lễ quy y trước rồi mới tới nghi lễ cưới.

Cô dâu chú rể quỳ trước bàn thờ đọc lời nguyện và nhận lời răn dạy
Cô dâu chú rể quỳ trước bàn thờ đọc lời nguyện và nhận lời răn dạy

Cô dâu chú rể quỳ trước bàn thờ đọc lời nguyện và nhận lời răn dạy cũng như lời ban phước của vị trụ trì buổi lễ. Tiếp theo là nghi lễ “phu thê giao bái”, cô dâu chú rể trao nhẫn cưới cho nhau và cùng nghe sư thầy nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn. Cuối cùng, đại diện hai họ sẽ hứa trước tượng Phật và toàn thể các vị chư tăng về việc chỉ dạy cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Nghi thức cưới hỏi tại chùa được tiến hành trong không khí trang nghiêm do vậy các vị khách mời tới dự phải ý thức được điều này.

 

Sau khi kết thúc buổi lễ tại chính điện, gia đình hai bên sẽ mời vị sư thầy trụ trì, các vị chư tăng và họ hàng, bạn hữu dự tiệc chay. Thông thường, tiệc được tổ chức ngay tại chùa, các bàn tiệc bày biện trang trọng với đầy đủ các món như lễ cưới tại nhà hàng. Điểm khác biệt là toàn bộ món ăn đều là món chay rất ấm cúng và thanh tịnh.