Chuyện cưới xin là chuyện cả đời, là chuyện vui đáng được tất cả mọi người chúc phúc. Người có ít, người có nhiều, không phải làm mâm cỗ cưới ra để mong thu về lợi nhuận. Hôm nay, tochuctieccuoi xin chia sẻ bí quyết “bỏ phong bì” đám cưới làm sao để cá nhân cảm thấy dễ chịu và cô dâu – chú rể cũng cảm thấy vui vẻ.
Đầu tiên, phải xác định mức độ thân thiết giữa bạn và cô dâu hoặc chú rể: càng thân càng nên mừng nhiều, vì ngày trọng đại chỉ có một lần trong đời. Bạn cũng không nên tiếc quá. Thường với bạn thân, bạn trẻ trên sẽ mừng 1 triệu cho cô dâu hoặc chú rể. Còn nếu mình không có điều kiện thì 500 nghìn cũng là một số tiền không nhỏ.
Thứ hai, cần phải xác định vị trí xã hội của cô dâu hoặc chú rể: Đi đám cưới sếp thì phải khác so với đi đám cưới bạn xã giao. Nếu đám cưới sếp bạn trẻ sẽ tặng 1 triệu, hoặc mua quà là vật dụng gia đình Còn bạn xã giao thì 300 nghìn đến 500 nghìn, tùy tình huống.
Thứ ba, nơi tổ chức đám cưới là nhà hàng sang trọng hay bình dân: Nếu nhà hàng hết sức sang trọng mà bỏ phong bì 300 nghìn thì cũng kì. Tốt nhất bạn nên tham khảo giá của nhà hàng đó (nếu cần).
Dưới đây là bảng giá đi ăn đám cưới các nhà hàng khu vực thành phố Hồ Chí Minh các bạn có thể tham khảo:
-White Palace : 1 triệu
-Intercontinental Asiana Saigon : 1 triệu
-Metropole : 400 ngàn
-Callary : 400 ngàn
-Âu cơ – Bach kim : 300 ngàn
-The Adora : 500 ngàn
-Riverside Palace : 500 ngàn
-Melisa Center: 500 ngàn
-Sinh Đôi : 500 ngàn
-Phúc An Khang : 300 ngàn
-Hồ Kỳ Hòa : 200 ngàn
-Đầm Sen : 300 ngàn
-Đông Phương : 400 ngàn
-Forever : 400 ngàn
– Đãi ở nhà : thùng KEN hoặc 300k
Thứ tư, điều kiện, hoàn cảnh của cô dâu, chú rể: Nếu họ có điều kiện, dư dả, bạn mừng tiền ít bạn cảm thấy ngại, thì có thể mua quà là vật dụng gia đình (trong trường hợp thân thiết). Còn không thì hãy tham khảo bạn bè thân để có cách mừng tiền phù hợp.
Thứ năm, đám cưới đãi ở nhà hàng hay ở tư gia: Ở tư gia thường đãi tiệc sẽ tiết kiệm chi phí hơn ở nhà hàng.
Thứ sáu, đám cưới ở quê hay thành phố: Ở quê, có khi mừng 200 nghìn đã là nhiều. “Nhưng hiện nay ở thành phố, mức bèo nhất để đi đám cưới là 300 nghìn. Còn không đi, gửi thiệp thôi thì 200 nghìn.
Thứ bảy, bạn đi một mình hay đi nhiều người: Nếu đi một mình, có thể bỏ theo các mức 300 nghìn – 500 nghìn – 1 triệu. Nếu đi 2 người: 500 nghìn hoặc 1 triệu. Nếu đi cả gia đình 4 người thì có thể 1 triệu -2 triệu tùy vào tình huống phù hợp.
Thứ tám, nhiều người cho rằng đi đám cưới không nên đi tiền chẵn, mà đi mức lẻ (300 nghìn, 500 nghìn): Điều này không quan trọng. Đó là sự tùy tâm của bạn, bạn hoàn toàn có thể bỏ số tiền mà mình muốn.
Và cuối cùng, trước khi bỏ phong bì thì hãy tham khảo trước bạn bè, người quen, đồng nghiệp để tránh lâm vào tình thế khó xử. Dù cho bạn dùng cách nào, tính kỹ hay qua loa, tiền mừng vẫn là một yếu tố vô cùng nhạy cảm. Thực ra, đủ hay thiếu không phải là vấn đề bạn cần lo lắng. Cô dâu – chú rể có lòng thực sự khi đã quyết định mời bạn đều mong mỏi sự có mặt của bạn hơn là khoản tiền mừng. Đừng coi tiền mừng là một khoản đầu tư hay “trả nợ”, hãy xem đó như một sự sẻ chia cho cuộc sống mới của cô dâu chú rể. Đó mới là ý nghĩa thực sự của tiền mừng cưới.