Các thế hệ đi trước vẫn thường dặn dò “Có kiêng có lành”. Vì thế để hôn lễ diễn ra được suôn sẻ và trọn vẹn, các đôi uyên ương nên tránh những điều sau đây trong ngày trọng đại.
1. Kiêng tổ chức hôn lễ vào năm Kim Lâu của nàng dâu
Theo quan niệm truyền thống, “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Vì thế, năm tuổi Kim Lâu của các nàng tân nương cũng mang tính quyết định trong việc quyết định thời điểm diễn ra đám cưới. Kiểu tuổi này sẽ tính theo lịch âm và có số đuôi 1, 3, 6, 8. Nếu kết hôn vào những năm này của người nữ, cuộc sống hôn nhân sẽ không bền vững, dễ bất hòa và ảnh hưởng xấu đến đường con cái sau này. Nếu gặp trường hợp bắt buộc, bạn vẫn có thể tổ chức đám cưới vào năm Kim Lâu nhưng phải đợi qua ngày Đông Chí.
2. Kiêng tổ chức hôn lễ nếu chưa qua lễ ăn hỏi
Do ảnh hưởng nền văn hóa lâu đời từ Trung Quốc, nghi thức của đám cưới Việt có đến 6 lễ chính. Theo thời gian, những kiểu lễ này dần được lược giản nhưng lễ ăn hỏi vẫn là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu của dân tộc ta. Theo nguyên tắc, sau khi ra các đôi uyên ương mắt họ hàng hai bên, gia đình cô dâu mới được mời bạn bè gần xa đến chung vui cùng đôi trẻ. Đồng thời, lễ ăn hỏi còn thể hiện sự tôn trọng của nhà trái với nhà gái và cũng như lời thông báo với mọi người là nàng dâu đã được hỏi cưới một cách nghiêm túc và đường hoàng.
3. Kiêng cưới hỏi khi nhà đang chịu tang
Khi gia đình có tang, các buổi tiệc mang tính chất vui tươi và chức mừng đều bị hoãn lại. Con cái thường chịu tang cha mẹ 3 năm và cháu chịu tang ông bà 1 năm. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và tưởng nhớ đến người đã khuất. Bên cạnh đó, một số bậc sinh thành vì không muốn lỡ ngày lành tháng tốt của đôi trẻ nên đã tổ chức hôn lễ dưới dạng chạy tang. Những kiểu đám cưới này sẽ được diễn ra khi có thành viên trong gia đình bị ốm nặng, sắp qua đời. Nhà trai sẽ nhanh chóng sắp xếp đem lễ vật qua nhà gái để dạm hỏi. Đám cưới lúc này sẽ được tổ chức đơn giản nhưng cần đảm bảo đủ các nghi thức quan trọng dưới sự chứng kiến của gia đình hai họ.
4. Kiêng gặp việc cô dâu xuất hiện trước khi vị hôn phu dẫn ra
Trước khi chồng tương lai vào đón, cô dâu chưa được phép xuất hiện trước gia đình hai họ. Phong tục này vẫn được các đôi uyên ương giữ trọn vẹn đến ngày nay. Đến giờ lành, chú rể sẽ xin phép hai bên họ hàng vào đón tân nương. Sau khi nhận hoa từ chú rể, các nàng dâu xinh đẹp sẽ cùng nắm tay người bạn đời ra làm lễ với gia tiên và gia đình hai bên.
5. Kiêng vỡ đồ trong hôn lễ
Theo quan niệm truyền thống, đồ vật bị vỡ không phải là điềm lành và thường mang lại những khó khăn, bất hòa trong đời sống. Vì thế, bạn nên chú ý đồ đạc trong hôn lễ để tránh được điều kiêng kỵ này.
6. Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Trước giờ đón dâu, cả hai gia đình đều phải chuẩn bị các mâm cỗ cúng bắt buộc với gà luộc, xôi, rượu, hoa quả và vàng mã để dâng lên bàn thờ gia tiên. Tới giờ lành đón dâu, các đôi uyên ương sẽ cùng cha mẹ hai bên thắp hương với tổ tiên như lời mời chứng giám cho hôn lễ của đôi trẻ. Một bàn thờ có đủ hương đăng hoa quả sẽ giúp mỗi gia đình thể hiện được sự chu đáo và trang trọng trong ngày trọng đại.
tochuctieccuoi sưu tầm và tổng hợp