Đám cưới vào dịp tết sắp về là sự lựa chọn của rất nhiều cặp đôi hiện nay, họ muốn cùng về chung một nhà dịp này để có thể bên nhau hưởng một cái tết ấm áp nhất cùng người thân và gia đình. Hơn thế nữa nếu tổ chức lễ cưới dịp này thì hạnh phúc của họ lại được nhân đôi khi mà tết là ngày vui của toàn xã hội. Với quan niệm là tổ chức tiệc cưới trong dịp này sẽ mang lại nhiều may mắn hơn trong hạnh phúc gia đình thì việc chọn thời điểm này để cưới lại càng trở nên phổ biến hơn.

to-chuc-le-cuoi-ngay-tet

Tuy nhiên chúng ta phải chú ý một số điều dưới đây để ngày cưới của mình hoàn hảo nhất.

  1. Để mọi thứ ở trong tầm kiểm soát ?

Theo phong tục của người Việt khi lễ cưới chính thức được diễn ra, nhà trai hoặc nhà gái sẽ đi xem ngày lành tháng tốt để có thể cho đôi uyên ương về chung một nhà. Đó là lý do vì sao lễ cưới diễn ra vào khoảng thời gian nào còn phải phụ thuộc vào ngày giờ được định sẵn, nếu ngày tốt vào những ngày giáp Tết thì cũng khó có thể rời lại và công việc chuẩn bị cho lễ cưới cũng tất bật hơn khi vừa chuẩn bị cho đám cưới lại vừa chuẩn bị chào đón xuân mới.

– Vào thời điểm cuối năm, thời tiết thay đổi thất thường sẽ là những cơn mưa phùn lạnh, ẩm ướt. Vì thế khi thuê phông bạt cho đám cưới tổ chức tại nhà, cô dâu chú rể cần chọn loại bạt cứng, dày tránh loại bạt lụa mỏng, nhiều khoảng trống dù nó khá đẹp.

– Gần Tết mọi thứ đều có chiều hướng tăng giá vượt quá tầm kiểm soát, nếu bạn không lên kế hoạch kỹ về các dịch vụ cưới hỏi thì khả năng bạn phải gánh các khoản chi phí không đáng có là rất cao. Thay vào đó bạn hãy thỏa thuận và ký hợp đồng rõ ràng khi đặt dịch vụ.

– Khi tổ chức đám cưới gần Tết là thời điểm nhà nhà chuẩn bị đón chào năm mới vì thế gia đình nào cũng có nhiều công việc phải làm, cô dâu chú rể cũng nên cân nhắc thời gian tổ chức tiệc cưới. Nếu không thể tổ chức vào ngày cuối tuần thì hãy sắp xếp thời điểm thuận lợi nhất trong ngày để đãi tiệc có thể là buổi trưa, vì mùa đông thường có mưa phùn, thời tiết lạnh và trời rất nhanh tối.

– Khi chọn trang phục cưới cô dâu chú rể cũng cần phải để ý đến thời tiết của những ngày hôm đó, nếu trời quá lạnh thì cô dâu nên chuẩn bị thêm áo choàng lông để giữ ấm cơ thể. Vì thời tiết mưa phùn nhiều chú rể không nên chọn xe cưới mui trần và màu trắng vì nó sẽ rất lấm lem không còn vẻ ngoài sang trọng như lúc xuất phát khi đến nhà cô dâu đâu.

– Hoàn thành tất cả những thứ có thể làm trước như thiệp, đồ trang trí, trang sức bạc, in ảnh cưới, chuẩn bị váy cưới, áo vest… trước lễ cưới khoảng 1 tuần.

to-chuc-le-cuoi-ngay-tet

  1. Chuẩn bị sẵn tâm lý cưới sát Tết

Khi quyết định tổ chức đám cưới gần ngày Tết cô dâu chú rể cũng cần lưu ý rằng, Tết Nguyên Đán là thời điểm quan trọng nhất trong năm để gia đình sum hợp vì thế khi kết thúc lễ cưới, có thể đôi vợ chồng trẻ sẽ phải gác lại khoảng thời gian hưởng tuần trăng mật để chuẩn bị cho cái Tết đầu tiên khi về chung nhà. Với nhiều người điều này còn hạnh phúc hơn khi đi nghỉ tuần trăng mật, vì đây là khoảng thời gian gắn kết tình cảm nhanh nhất giữa các thành viên gia đình với nhau, đặc biệt là với nàng dâu mới.

–  Tâm lý chung khi về làm dâu các cô gái thường lo lắng về chuyện bếp núc, vì sợ nấu ăn không hợp khẩu vị với gia đình nhà chồng. Cách ghi điểm tốt nhất,thông minh nhất là bạn nên chia sẻ điều đó với ông xã hoặc mẹ chồng để biết chính xác sở thích của từng người, chúng tôi tin rằng với nàng dâu ham học hỏi như thế này, mẹ chồng sẽ rất sẵn lòng chia sẻ bí quyết nấu ăn ngon cho bạn.

– Khoảng thời gian sau lễ cưới bạn và ông xã sẽ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi vì phải chuẩn bị ngay cho ngày Tết đang đến gần. Cô dâu cũng cần biết trước được điều này để không quá sốc khi vừa về làm dâu đã phải làm nhiều việc đến vậy. Lau dọn nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm cho ngày Tết.