Không ít các bạn trẻ luôn mơ ước đến một Lễ cưới thiêng liêng, lãng mạn trong Nhà thờ, cánh cửa Nhà thờ đồ sộ mở toang ra, cô dâu với chiếc váy cưới tinh khiết bước đi lộng lẫy trong tiếng đàn du dương, cả Nhà thờ im lặng, trang nghiêm chào đón tình yêu được Chúa chúc phúc, giây phút thật đẹp và thiêng liêng!

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????Chuẩn bị lễ cưới trong Nhà thờ – Những nghi thức lễ cưới trong Nhà thờ

Lễ cưới trong Nhà thờ không phải tự bạn có thể quyết định, mà phụ thuộc vào nghi thức tôn giáo, ý muốn và sự thống nhất của hai nhà đôi bên. Nếu có đủ những điều kiện trên thì cũng như những nghi thức truyền thống khác, lễ cưới trong Nhà thờ cũng có những phần căn bản mà bạn phải lưu ý để có được giây phút lãng mạn khó quên này.

+ Chọn Giáo xứ, Nhà thờ và chọn ngày với Cha xứ: Việc này các bạn phải thống nhất và quyết định cùng gia đình hai bên. Theo người Kitô giáo thì không cần ‘xem ngày’, chỉ cần lựa chọn ngày nào thật sự tiện lợi cho cả hai bên và phải giữ đúng hẹn với Cha xứ. Honeys Bridal khuyên bạn nên chọn Giáo xứ gần nhà của cô dâu hoặc chú rể để tiện cho việc tổ chức lễ cưới trong Nhà thờ.

+ Học giáo lý hôn nhân: Việc học giáo lý hôn nhân cho đôi vợ chồng trước khi cưới do chính Cha xứ giảng dạy là không thể thiếu, nhằm giúp họ hiểu ra đâu là sự thiêng liêng của việc kết hôn, trách nhiệm, ràng buộc của vợ chồng, con cái trong một gia đình. Một khóa học giáo lý hôn nhân có thể kéo dài từ 1 đến vài tháng tùy theo sắp xếp, lịch học của Nhà thờ.

+ Việc rao hôn phối: Sẽ có một thông báo ngắn về việc kết hôn của các đôi vợ chồng được đọc lên trong các ngày Lễ tại Nhà thờ, việc rao hôn phối này có thể được thực hiện liên tục khoảng 3 tuần trước ngày cưới. Khi có điều gì ngăn trở hay chưa minh bạch thì giáo dân có thể liên hệ với Cha xứ để trình bày và xác minh.

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????+ Những việc cần chuẩn bị chi tiết tại lễ cưới trong Nhà thờ: Những phần sau đây có thể thực hiện đơn giản nhưng các bạn cũng cần phải lưu ý để lễ cưới được trọn vẹn:

– Danh sách khách mời: các bạn hãy chú ý tới không gian của Nhà thờ và chọn lọc những người quan trọng với bạn để tham dự (lưu ý phần Tôn giáo), số đông còn lại hãy dành cho tiệc cưới.

– Thiệp mời: thiệp mời dự lễ cưới trong Nhà thờ cần ghi rõ tên thánh của đôi vợ chồng, địa điểm, thời gian cụ thể chính xác, có thể thêm phần yêu cầu về trang phục.

– Bản hướng dẫn các nghi thức, chỗ ngồi trong Nhà thờ dành cho khách mời.

– Người dẫn cô dâu: thường là bố của cô dâu, có thể có một sự lựa chọn khác nhưng hãy nhớ đây là một hành động thiêng liêng, người dẫn dâu đóng vai trò đại diện cho cả nhà gái, mang cô dâu trao lại cho sự bảo bọc của chú rể và nhà trai.

– Lời thề: các bạn phải cùng bàn bạc với Cha xứ về những thay đổi hoặc chỉnh sửa nếu có trong lời thề ước của đôi bên, thông thường sẽ là mẫu chuẩn của Nhà thờ.

– Diễn tập trước: các bạn nên diễn tập trước tất cả các nghi thức từ 1 đến 3 ngày.

– Những công việc khác các bạn cần tham khảo ý kiến của Cha xứ trước khi tiến hành như: trang trí, chụp hình cưới, quay phim, dàn nhạc, ca đoàn hát lễ cưới…

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????Cho dù đám cưới được tổ chức trong Nhà thờ hay đám cưới truyền thống thì các bạn vẫn phải trải qua một số nghi lễ và mục đích cuối cùng của tất cả là mang đến sự thiêng liêng, trang trọng trong ngày cưới trọng đại. Tình yêu của các bạn được sự ủng hộ, chứng giám và thăng hoa từ những nghi thức đặc biệt này. Hãy chuẩn bị thật tốt các bạn nhé!