Cô dâu luôn xuất hiện trong dáng vẻ quen thuộc kín đáo, nhưng ít tai biết rằng ẩn sau những bộ đồ cô dâu luôn có những ý nghĩa đặc biệt riêng của nó.

  1. Tại sao cô dâu thường dùng voan che mặt trong đám cưới?

Nhiều người không biết rằng, voan che mặt, hoa cưới còn có từ lâu đời hơn chiếc váy cưới. Từ thời Hi Lạp cổ đại, người ta đã dùng mạng che mặt cô dâu bằng vải màu vàng hoặc đỏ ở thời La Mã cổ đại. Tấm vải thường dài từ đầu tới chân cô dâu, biểu tượng cho sự lệ thuộc một người phụ nữ với người đàn ông của họ. Cũng có một số nơi cho rằng, tấm mạng che mặt biểu hiện cho sự trẻ trung, trong trắng của cô dâu.

khan-voan-che-mat-co-dau-chup-hinh-cuoi-gia-re

Xem thêm : Giá đặt tiệc cưới của một số nhà hàng

Cũng theo một số quan niệm truyền thống, sẽ thật kém may mắn nếu như cô dâu và chú rể gặp mặt nhau trước hôn lễ. Điều này phổ biến ở thời mà khi đám cưới diễn ra, cô dâu chú rể không biết nhau trước đó, không qua quá trình tìm hiểu như hiện nay.

Việc nâng mạng che mặt của cô dâu trong đám cưới tượng trưng cho sự sở hữu của nam giới. Nhưng các cô dâu cũng có thể tự mở mạng che mặt của mình để thể hiện sự độc lập hơn với chú rể.

Voan che mặt trở nên thịnh hành ở Mỹ khi Nellie – con gái của George Washington dùng nó trong đám cưới của cô với Thiếu tá Lawrence Lewis. Truyền thuyết kể rằng, khi Nellie
ngồi bên cửa sổ với tấm mạng che mặt bằng ren, người phụ tá của cha cô đi ngang qua và đã ngay lập tức yêu cô. Sau này, khi hai người kết hôn, Nellie tái hiện câu chuyện trên, đeo một tấm mạng che mặt bằng ren trong ngày cưới, đồng thời vô tình thiết lập một xu hướng mà cho tới nay vẫn rất được ưa chuộng trên thế giới.

Voan che mặt hiện nay được làm bằng chất vải mỏng, nhẹ, thường kết hợp với hoa cài đầu hoặc vương miện, tạo cho cô dâu vẻ kiều diễm nổi bật trong đám cưới.

2. Tại sao cô dâu đeo găng tay trong đám cưới?

Truyền thống đeo găng tay trong các buổi lễ đã có từ rất lâu đời tại phương Tây. Găng tay là sự bổ sung tinh tế, làm cho trang phục tăng thêm tính sang trọng, nhất là trong dịp lễ đặc biệt quan trọng như lễ cưới.

1410072526-12

Xem thêm : Danh sách các nhà hàng tiệc cưới tại tp hcm

Vào thế kỉ 18 và 19, găng tay là phụ kiện truyền thống mà tất cả các khách mời trong đám cưới đều phải có. Hiện nay,tuy không còn nhiều ràng buộc về độ dài và họa tiết của găng tay, hình ảnh cô dâu đeo găng tay trong ngày cưới vẫn thể hiện sự sang trọng, khi cùng xuất hiện với những chiếc váy cưới cổ điển và thanh lịch.

3. Tại sao người ta thường đeo nhẫn cưới vào ngón tay áp út của bàn tay trái?

Người Ai Cập cổ đại tin rằng các tĩnh mạch của ngón tay này dẫn trực tiếp đến trái tim – hình ảnh luôn luôn là biểu tượng của tình yêu.

Hình dạng tròn của nhẫn cưới tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ kết thúc. Chất liệu vàng đại diện cho vẻ đẹp lâu bền, độ tinh khiết và sức mạnh.

Tại Việt Nam hiện nay, trao nhẫn cưới đã trở thành một tục lệ không thể thiếu trong đám cưới. Ngoài nhẫn cưới, gia đình cô dâu và chú rể còn có thể tặng trang sức cho cô dâu. Đó được coi như của hồi môn của bố mẹ cho đôi vợ chồng trẻ, như vốn liếng để vợ chồng bắt đầu cuộc hành trình cùng nhau trên đường đời.

4. Tại sao cô dâu lại cầm hoa cưới?

Từ xưa tới nay, hoa luôn luôn biểu trưng cho cảm xúc và những thông điệp. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, hoa ly là sự đức hạnh… Trong các đám cưới cổ xưa tại phương Tây, cô dâu mang theo một số loại thảo mộc để thể hiện sự chung thủy. Các cô dâu Hi Lạp mang theo hoa thường xuân, biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu. Tại Tây Ban Nha, người ta còn chọn hoa cam cho đám cưới, loại hoa thể hiện hạnh phúc và sự tràn đầy. Lâu đời hơn, vào thời kì trước đó, khi ma quỷ là nỗi sợ hãi phổ biến của con người, cô dâu còn mang những vòng hoa bằng thảo mộc và cây gia vị để xua tan đi tà ma trong đám cưới.

toan-canh-le-cuoi-nhu-co-tich-6086-3220-1420908323

Xem thêm : Kinh nghiệm đặt nhà hàng tiệc cưới

Bên cạnh đó, việc cô dâu mang bó hoa trong lễ cưới, còn có một lí do rất thú vị khác.

Trở lại thế kỉ 15, hầu hết các đám cưới được tổ chức vào tháng 6. Có một tục lệ ở phương Tây thời bấy giờ là họ chỉ tắm một lần trong năm, vào khoảng tháng Năm, khi khí hậu bắt đầu ấm dần lên. Và đó cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho đám cưới.

Với nỗi lo “khó nói” về mùi cơ thể trước chú rể, các cô dâu thời kì này bắt đầu đem theo mình một bó hoa trong lễ cưới. Khác với cô dâu, chú rể lại thường chỉ tắm một lần vào ngày trước đám cưới.

5. Tại sao váy cưới cô dâu thường là màu trắng ?

Thời La Mã, màu trắng tượng cho niềm vui hân hoan và thường được chọn cho ngày lễ kỷ niệm. Từ năm 1850 đến năm 1900, màu trắng cũng là tượng trưng cho sự giàu sang thuần khiết, nên đa phần sau này mọi người chọn váy cô dâu màu trắng.